Câu chuyện đội thi: Green Team (Bếp từ âm)

November 18, 2023

Bếp từ là một thiết bị nấu ăn thường được các hộ gia đình sử dụng trong nhà bếp. Tuy nhiên bếp từ vẫn có một số nhược điểm cần được cải tiến để tăng hiệu năng trong quá trình sử dụng. Từ đó nhóm đã quyết tâm chọn chủ đề cải tiến bếp từ để khắc phục những nhược điểm đang có của bếp từ để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Sau đây là toàn bộ quá trình mà nhóm Green đã trải qua từ khâu lên ý tưởng, chọn ý tưởng cho đến giai đoạn chọn concept.

1. Giai đoạn lên ý tưởng

Giai đoạn lên ý tưởng là giai đoạn khởi đầu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm bếp từ âm. Ở giai đoạn này nhóm đã nỗ lực tìm hiểu sản phẩm đã có trên thị trường. Đồng thời, nhóm cũng lấy ý kiến đánh giá thông qua việc khảo sát nhu cầu cũng như những bất cập từ các khách hàng sử dụng bếp từ âm. Từ đó, nhóm đã đưa ra được 4 ý tưởng cải tiến sơ khai ban đầu cho bếp từ âm như sau:

– Ý tưởng 1: Khi chúng ta nấu ăn trong phòng không có máy hút mùi thì mùi thức ăn sẽ lan ra khắp phòng thậm chí còn ra còn các phòng khác. Hoặc khi chúng ta đang nấu cơm mà có 1 việc đột xuất xen vào dễ bị quên tắt bếp, dẫn đến tình trạng cháy, tràn ra ngoài. Ý tưởng 1 sẽ giúp các khách hàng sử dụng bếp từ không còn phải lo ngại về vấn đề cháy nổ, hay mùi khó chịu lan tràn ra ngoài với tính năng kết hợp hút mùi và nhận biết mùi cháy.

Hình 1. Nhóm Green liệt kê các tính năng tương ứng với công nghệ để chấm điểm​

– Ý tưởng 2: Bếp từ có thể dùng giọng nói để điều khiển (tắt, bật, tăng giảm nhiệt độ…) mà không cần phải chạm tay vào bếp. Vì vậy, khi chúng ta ngồi ở xa bếp chúng ta vẫn có thể điều khiển được bếp mà không cần phải đứng cạnh bếp để nói hay chạm vào bếp bằng cách sử dụng bluetooth để điều khiển bếp từ.

– Ý tưởng 3: Bếp từ được tối ưu khí động học thông qua mô phỏng khí động học nhằm tăng hiệu năng của quạt gió. Từ đó giảm thiệu điện năng tiêu thụ cũng như nâng cao tuổi thọ của các chi tiết bên trong bếp từ.

– Ý tưởng 4: Bếp từ có thể bịt kín lỗ thông khí nếu cần thiết sau khi không sử dụng nhằm hạn chế bụi bẩn cũng như độ ẩm hay côn trùng vào trong bếp từ để tăng tuổi thọ của các linh kiện điện tử cũng như các chi tiết cơ khí bên trong bếp từ.

2. Giai đoạn chọn ý tưởng từ các buổi Brainstoming

Giai đoạn 2 là giai đoạn “thanh lọc ý tưởng” từ các ý tưởng sơ khai ban đầu cho bếp từ âm thông qua các buổi Brainstoming. Ở giai đoạn này, trong buổi Brainstoming, nhóm Green được hỗ trợ từ các chuyên gia, các tiến sĩ cũng như các nhà cố vấn hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm bếp từ. Qua đó, nhóm đã chọn lựa được một ý tưởng cải tiến bếp từ âm để chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo của cuộc thi.

Trong buổi Brainstoming, với sự góp mặt của anh Trần Anh Tuấn và anh Ngô Văn Tuấn cùng các đội tham gia cuộc thi, nhóm đã tổng hợp lại tất cả ý tưởng để chọn ra một ý tưởng phù hợp, xem Hình 1, 2. Ý tưởng này mang tên “phát triển sản phẩm siêu BẾP TỪ ÂM” với tổ hợp các tính năng sau: hút mùi, cảnh báo mùi cháy, tràn và tự động tắt bếp, có thể điều khiển được bẳng bluetooth và giọng nói, tối ưu khí động học, và tự động bịt lỗ thông khí khi cần thiết.

Hình 2. Tổng hợp lại ý tưởng​

3. Giai đoạn chọn concept

Trong giai đoạn chọn concept, nhóm Green đã tìm hiểu và đưa ra các tính năng tương ứng với các công nghệ để chọn ra một concept phù hợp nhất cho đội. Giai đoạn này gồm hai buổi thảo luận sôi nổi. Trong buổi đầu tiên, nhóm đã tích cực thảo luận với các chuyên gia phát triển sản phẩm đến từ Công ty cổ phần tập đoàn MUTOSI và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Viettel, cùng sự góp mặt của anh Trần Anh Tuấn, anh Ngô Văn Tuấn và các đội tham gia cuộc thi. Trong buổi thảo luận này, nhóm đã chọn ra được tính năng tương ứng với các công nghệ hiện dành cho bếp từ như sau: điều khiển bằng bluetooth kết hợp giọng nói và điều khiển qua app, điều khiển bếp từ bằng cử chỉ bàn tay thông qua cảm ứng trên mặt kính của bếp từ, chống cháy đồ ăn và tự động tắt bếp khi không có người, chống tràn bằng cảm ứng đa điểm và tự động tắt bếp, dùng thanh gạt tự động nhờ trọng lượng để bịt lỗ thoát khí, và bếp từ có thể tự động điều chỉnh tốc độ quạt. Trong buổi thảo luận thứ hai, với sự góp mặt của anh Ngô Văn Tuấn và các đội thi, nhóm đã đưa ra các tính năng tương ứng với các công nghệ để bình chọn đưa ra concept cuối cùng. Concept bếp từ âm cuối cùng bao gồm các tính năng tương ứng với các công nghệ như sau:

Hình 3. Nhóm Green đưa ra ý tưởng và thảo luận cùng các chuyên gia trong ngành​

– Điều khiển bằng cử chỉ bàn tay: Thay thế các nút bấm cộng trừ để tăng hoặc giảm nhiệt năng sinh ra từ bếp từ bằng thao tác kéo trượt tay trên bề mặt bếp (ứng dụng mặt bếp cảm ứng). Nhờ ứng dụng cảm ứng trên bề mặt bếp kết hợp với di chuyển bằng tay, người dùng sẽ cảm thấy hứng thú với chức năng mới lạ của sản phẩm siêu bếp từ âm.

– Dùng thanh gạt tự động: Nhờ vào sự chênh lệch áp suất giữa khoang bên trong bếp từ và môi trường xung quanh do quạt tản nhiệt bếp từ tạo ra, thanh gạt sẽ được thiết kế để tự động bịt hoặc mở các lỗ thông khí. Mục đích của việc này là để ngăn chặn bụi và ẩm xâm nhập vào bên trong bếp từ. Từ đó, nâng cao độ bền cũng như tuổi thọ của bếp từ.

– Điều chỉnh tốc độ quạt: Tùy vào nhiệt độ của bếp mà tốc độ quạt gió sẽ thay đổi. Ví dụ, nhiệt độ bếp từ tăng lên đồng nghĩa với tốc độ quạt gió cũng tăng theo và ngược lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Don't Miss