Những kiến thức, góc nhìn mới qua bài chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn tại Tech Series No.2

Tham gia Tech Series lần này, ông Trần Anh Tuấn - CEO Nova&Co. đã giúp các khách mời hiểu thêm về 7 vấn đề lớn trong triển khai phát triển sản phẩm đang cản trở thành công của doanh nghiệp.
January 29, 2024

Hiện tại, ông Tuấn đang tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới, phát triển những giá trị mới. Sản phẩm ở đây là những sản phẩm ta dùng hàng ngày như lò vi sóng, bếp từ, máy lọc nước. Ngoài ra còn có dải sản phẩm công nghiệp: các loại máy sản xuất, các dây chuyền,…

Tiếp đến phần nội dung chính trong buổi chia sẻ của ông là “7 vấn đề lớn đang cản trở sự thành công của việc phát triển sản phẩm của các công ty. Khi các doanh nghiệp làm nghiên cứu phát triển thì hầu hết các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ cũng đều được đầu tư nhưng thành phẩm đã thành công hay chưa, nếu chưa thành công thì liệu có gặp vấn đề gì không và những vấn đề đấy có thể giải quyết được không?Ông Tuấn đã làm việc trong lĩnh vực về thiết kế, phát triển khá nhiều năm tại các tập đoàn, công ty lớn và cũng từng ở vai trò tư vấn – đào tạo – huấn luyện.

Chúng ta thường đặt rất nhiều tâm huyết khi bắt đầu một dự án, nhưng cung cầu lại chưa tương xứng và chưa thật sự sát với nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt khi ở tầm lãnh đạo thì đôi khi có những chiến lược khiến danh mục sản phẩm không rõ ràng. Dẫn đến rất khó cho khối chế tạo và thiết kế. Khi ra một sản phẩm ta thấy có vẻ nó chạy ổn, sau đó bàn giao nghiệm thu, nhưng nó đã thật sự tối ưu để bán chưa? Để giải quyết những vấn đề trên ta có thể tham khảo ba nhóm giải pháp dưới đây.

Một là trang bị những kỹ thuật để đảm bảo thiết kế sản phẩm tốt hơn, tối ưu chi phí sản xuất cũng như vận hành hệ thống phát triển sản phẩm. Cộng với việc nghiên cứu khách hàng để tìm ra những nhu cầu của họ. Giá trị của một sản phẩm là khách hàng trả tiền cho mình để sử dụng những giá trị đó. Thứ hai, khi ở tầm chiến lược sâu hơn thì phải có kế hoạch làm sản phẩm mạch lạc, cân đối giữa danh mục sản phẩm và chiến lược sản phẩm để tăng trưởng một cách tốt nhất. Nova&Co. sẽ giúp các doanh nghiệp Việt làm sản phẩm hiệu quả hơn thông qua các hoạt động như tư vấn, làm dự án phát triển, huấn luyện, xây dựng cơ cấu quy trình để sản phẩm hoàn thiện nhất. Ngoài ra, khi đã có sản phẩm nhưng chưa biết đưa ra thị trường như thế nào, giá ra sao thì Nova&Co. cũng sẽ hỗ trợ tư vấn và đưa ra những giá trị cốt lõi.

Tóm lại khi tiếp xúc với sản phẩm từ các doanh nghiệp khác nhau, các ngành khác nhau thì ông Tuấn thấy rằng có rất nhiều những khó khăn (sản phẩm không thành công, không như mong đợi, quy trình rối ren, sản phẩm không khớp với chiến lược,…). Những dự án mà Nova&Co đã nhận thường dành sự quan tâm đến việc tối ưu. Tất cả sản phẩm cần điều chỉnh để phù hợp nhất với người tiêu dùng Việt Nam.

Vấn đề khá nổi cộm tiếp theo là quá trình làm việc, thiết kế sản phẩm không hướng tới giá trị khách hàng. Rất nhiều công ty làm ra sản phẩm với tính năng, lợi ích mà ta nghĩ rằng khách hàng sẽ thích, nhưng thực tế là họ không thích điều này. Chúng ta đều có thể mắc những lỗi này, kể cả những công ty lớn. Trong trường hợp này thì thiết kế phải dựa trên việc mình phải hiểu sản phẩm của mình, giải quyết nỗi đau và tăng cường giá trị khách hàng.

Để giải quyết nỗi đau của khách hàng, đầu tiên nên phỏng vấn họ xem vướng mắc điều gì? Mong chờ điều gì ở sản phẩm? Từ đó cho chúng ta thấy rằng với cách làm như vậy, khảo sát như vậy thì sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu chưa. Mặt khác cũng còn rất nhiều bên không tìm hiểu, không thiết kế sẽ dẫn đến sản phẩm không hướng tới nỗi đau của khách hàng. Chúng ta muốn bán hàng thì điều đầu tiên là phải khiến khách hàng cảm thấy “tôi cần sản phẩm này” họ thấy được đây là sản phẩm tốt nhất, có thể về giá cả, về chất lượng, về trải nghiệm,…Thực chất chính là khách hàng sẽ mua lợi ích sản phẩm để phục vụ cho một mục tiêu nào đó của họ.

Ông Tuấn đưa ra một ví dụ về một mô hình kinh doanh ở Hàn Quốc, ọ dựa trên việc bán kết quả, bán lợi ích chứ không bán sản phẩm. Đó là mô hình cho thuê máy lọc nước, máy hút bụi, chiếm khoảng 9,5%. Người tiêu dùng đâu cần cái máy lọc nước, không cần mua về để trưng bày. Bản chất là cần uống nước sạch và người tiêu dùng cũng không có chuyên môn về sửa máy. Thế cho nên họ bán giá trị được uống nước sạch và có người chăm lo đến việc nước sạch đấy. Cho nên với bất kỳ sản phẩm gì cũng cần phục vụ cho cái lợi ích khách hàng mong muốn.

Tiếp theo, ông Tuấn đã làm rõ hơn nội dung của khung đề xuất giá trị. Nó giúp chúng ta xác định được hồ sơ khách hàng (là ai, chân dung, đang theo đuổi mục tiêu gì, mong muốn điều gì). Dựa vào những dữ liệu trên ta hoàn toàn có thể thiết kế được những tính năng, lợi ích, công nghệ phù hợp với khách hàng.

Vấn đề tiếp theo chính là quy trình làm sản phẩm, ở một số đơn vị chỉ thiên về việc tạo ra giải pháp và tuân thủ yêu cầu của khách hàng mà không có sáng tạo. Chức năng cốt lõi của họ là nghiên cứu để chế tạo, sáng tạo ra những giải pháp với công nghệ mới, thiết kế mới được và cái phương án ở đây là gì ạ? là xây dựng cơ cấu phòng ban thì các sản phẩm hiệu quả với chức năng có cả những cái chức năng như tôi không nói là phân ra phòng. Về phần quy trình, có một vấn đề lớn. Đó là quy trình thường thiên về việc làm giải pháp mà không khám phá cách tiếp cận sản phẩm. Chúng ta sẽ áp dụng những quy trình phát triển sản phẩm, xây dựng nền tảng đối với khách hàng.

Vấn đề thứ năm chính là mô hình phát triển sản phẩm đóng ký mà không có hợp tác. Có khá nhiều bên là đã, đang và sẽ nghĩ rằng mình tự phát triển sản phẩm, mình tự làm nó sẽ tốt. Chúng ta nên cởi mở phối hợp với các đối tác mới trên cơ sở không xâm phạm quyền lợi của nhau và tận dụng được thế mạnh của nhau. Hiện nay có nhiều bên họ hỗ trợ cho mình, nghiên cứu công nghệ cho mình hoặc giúp thực hiện các nghiên cứu. Chúng ta cần mở tư duy ra là phối hợp với nhiều bên khác cộng giá trị.
Khi chúng ta phát huy được lợi thế, trí tuệ thì sẽ tìm được giải pháp thực sự có chiều sâu, giúp chúng ta cạnh tranh tốt hơn và bền hơn. Hãy tạo môi trường văn minh, sáng tạo, khuyến khích tư duy phản biện. Chúng ta cần xây dựng hệ thống chiến lược mạch lạc, rõ ràng, hệ thống kế hoạch và hệ thống danh sách sản phẩm rồi quy hoạch.

Trên đây là những nội dung chính mà ông Trần Anh Tuấn đã chia sẻ để chúng ta có thêm một góc nhìn, một lăng kính về thị trường ngành thiết kế và phát triển sản phẩm.

MES LAB Staff

Marketing staff of MESLAB

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Don't Miss