Đa dạng màu sắc trong ngành công nghiệp Điện tử Việt Nam

Ngành này ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị của ngành công nghệ công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm…
December 19, 2023

Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Ngành Công nghiệp điện tử tại Việt Nam bắt đầu chậm nhưng đã nhanh chóng đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua. Trung bình, ngành này duy trì mức tăng trưởng cao với tỷ lệ trên 20% và dự kiến sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng này trong những năm tiếp theo. Công nghiệp điện tử đóng vai trò then chốt, chiếm tỷ trọng khoảng 18% trong cả ngành công nghiệp, ngày càng đóng góp quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế.

Tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế đang nghiêng về các doanh nghiệp FDI, vai trò của các doanh nghiệp trong nước còn khá khiêm tốn. Kể cả các doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp trong nước, đóng góp thực sự của giá trị trong nước gia tăng giá trị sản phẩm còn rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia ở các công đoạn gia công lắp ráp, sản xuất tích hợp sản phẩm, vốn có tỷ trọng giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị công nghiệp điện tử, chủ yếu đóng góp giá trị nhân công trong quá trình sản xuất.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Bên cạnh sản xuất các thiết bị điện tử tập trung chủ yếu ở 4 lĩnh vực: Thiết bị máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử dân dụng và các thiết bị gia dụng, hiện cũng có các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp linh phụ kiện phục vụ sản xuất công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, các đơn vị này mới chỉ đáp ứng được các phụ kiện giá trị gia tăng thấp, cung cấp các chi tiết, bán thành phẩm phục vụ gia công lắp ráp như các sản phẩm nhựa, thủy tinh, dây cáp, bao bì…

Song song với việc đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển thiết kế sản phẩm, chúng ta cũng cần xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử nhằm tạo hệ sinh thái và chuỗi cung ứng sản xuất công nghệ tử đầy đủ; Giảm bớt lệ thuộc vào nhập khẩu linh kiện như hiện nay. Khi đó, chúng ta sẽ nâng cao được niềm tin, giảm thiểu rủi ro trong triển khai các đơn đặt hàng của khách hàng trong nước cũng như khách hàng quốc tế.

Giải pháp gia tăng giá trị ngành công nghệ công nghiệp điện tử Việt Nam

Người Việt Nam được đánh giá cao về trí tuệ và tính chăm chỉ. Đặc biệt, một số lượng đáng kể chuyên gia Việt Nam đang hoạt động trong các hãng công nghệ hàng đầu cũng như trong các trường đại học nổi tiếng, xác lập uy tín trong cộng đồng quốc tế về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nội địa, từ các doanh nghiệp FDI cho đến các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn vẫn đang tham gia ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp. Sự hiếm có của nguồn nhân lực có đủ năng lực để tham gia và đảm nhận các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao là một thách thức hiện nay.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Có thể thấy, chúng ta đang rất thiếu đội ngũ kỹ sư có thể xây dựng concept sản phẩm, xây dựng kiến trúc sản phẩm, đến thiết kế sản phẩm. Chủ yếu kỹ sư trong nước vẫn đang làm việc ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp, vai trò đối với sản phẩm còn khiêm tốn.

Để có thể đóng góp giá trị cao và có vai trò trong việc thiết kế, phát triển và sản xuất sản phẩm công nghiệp điện tử, chúng ta cần có đầu tư thích đáng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, từ các đại học và các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, đến các doanh nghiệp kỹ thuật, công nghệ trong các lĩnh vực liên quan.

Song song với đó, chúng ta cũng cần thu hút đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa các doanh nghiệp thiết kế phát triển các thiết bị điện tử bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, phát triển các doanh nghiệp này thành các nhà ODM/OEM trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ điện tử.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Để làm điều đó, đòi hỏi các bên liên quan cần xây dựng, xác định mục tiêu dài hạn, xây dựng và kiên định triển khai các chiến lược tương ứng, theo đó chúng ta có thể có được các IC Design House trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, cũng như các ODM/OEM trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ điện tử. Trở thành một trong những trung tâm toàn cầu trong lĩnh vực trong tương lai gần.

Từ đó, lĩnh vực này góp phần vào công cuộc phát triển đất nước đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

MES LAB Staff

Marketing staff of MESLAB

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Don't Miss

Gói đồng hành huấn luyện phát triển sản phẩm mới

“Kiến tạo cách thức tổ chức hoạt động R&D/ Phát

Chương trình “NPD8 – New Product in 8 weeks” của Meslab

Tháng 07 này, Meslab chính thức ra mắt chương trình

Thông báo đăng ký Seminar và Workshop về In 3D và R&D tại triển lãm MTA Việt Nam.

MTA Việt Nam là sự kiện chuyên ngành sản xuất

CẢM ƠN SÂU SẮC ĐẾN CÁC ĐỐI TÁC CÔNG NGHỆ ĐÃ GÓP PHẦN CHO THÀNH CÔNG CỦA TECH SERIES 03 2024!

BTC Tech Series 03 xin gửi lời tri ân sâu

PICOGRAM – Better Future, Rich Life – Thương hiệu máy lọc nước tới từ Hàn Quốc

Với mục tiêu kiến tạo cuộc sống giàu mạnh và

TECH SERIES 03 – WATER SOLUTIONS 2024

Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân Việt

Thách thức về Chính Sách trên Thị trường Tín chỉ Carbon

Thách thức lớn đối diện với Việt Nam trong lĩnh

Chìa khóa để một công ty nâng cao vị thế cạnh tranh

Khả năng làm ra sản phẩm mới được thị trường