MES LAB xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự đồng hành của đối tác công nghệ – Công ty TNHH Siemens tại MES LAB TECH SERIES NO.2.
Hiện nay, Siemens tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và y tế. Với gần 320.000 nhân viên tại hơn 200 quốc gia trên toàn cầu. Siemens đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1979, khởi đầu là sự hợp tác với Nhà máy Giấy Bãi Bằng. Việc thành lập văn phòng đại diện vào năm 1993 và chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn vào năm 2002 là những bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của Siemens tại thị trường Việt Nam.
Siemens hiện đang chú trọng vào mảng công nghệ số tại Việt Nam. Ban Công nghiệp Số của Siemens là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tự động hóa và số hóa, chuyên tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong ngành sản xuất rời rạc và công nghiệp quy trình tiến hành chuyển đổi số hóa. Siemens đồng thời là nhà cung cấp số 1 về giải pháp SIMATIC S7 PLC & Braumat Sistar trong ngành F&B,….
Công ty tạo ra công nghệ với mục đích gia tăng giá trị thực cho khách hàng. Bằng cách kết hợp thế giới thực và thế giới số, Siemens giúp khách hàng chuyển đổi các ngành công nghiệp và thị trường của mình, góp phần thay đổi cuộc sống hàng ngày cho hàng tỷ người.
Một số giải pháp và ứng dụng của Siemens có thể kể đến như Giải pháp Advance Motion Control với Technology CPU (T-CPU), Giải pháp Industrial Edge – Quản lý hiệu suất máy, Giải pháp điều khiển Robot ứng dụng cho Delta Picker, Ứng dụng Robot gắp thả vật phẩm đồng bộ theo tốc độ của băng tải, Tự động hóa tích hợp toàn diện (Totally Integrated Automation – TIA),…. Ngoài ra, Siemens đang nghĩ tới giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số – tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, điện tóa biên công nghiệp, điện toán đám mây, 5G công nghiệp, chuỗi cung ứng, ….
Một số giải pháp và ứng dụng của Siemens có thể kể đến như Giải pháp Advance Motion Control với Technology CPU (T-CPU), Giải pháp Industrial Edge – Quản lý hiệu suất máy, Giải pháp điều khiển Robot ứng dụng cho Delta Picker, Ứng dụng Robot gắp thả vật phẩm đồng bộ theo tốc độ của băng tải, Tự động hóa tích hợp toàn diện (Totally Integrated Automation – TIA),….
Ngoài ra, Siemens đang nghĩ tới giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số – tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, điện tóa biên công nghiệp, điện toán đám mây, 5G công nghiệp, chuỗi cung ứng, …