Đến với sự kiện Tech Series lần này, anh Vũ Hoàng Minh đã chia sẻ những hiểu biết của mình về cách đổi mới sáng tạo trong phát triển sản phẩm ngành gia dụng dựa trên sự thấu hiểu khách hàng (CVP) & ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp.
Theo anh Minh, quá trình phát triển sản phẩm cũng như dự định lộ trình ta đi học, đi làm. Nếu chúng ta bắt đầu lập kế hoạch dự kiến là đến ngày nào, tháng nào sẽ triển khai bước nào và đến cuối năm tung ra sản phẩm thì thực tế nó sẽ rất khó để làm được. Bởi sẽ có rất nhiều thứ liên quan như nhân sự biến động, khách hàng thay đổi, xã hội biến động. Tất cả sẽ ảnh hưởng tới sự thành bại của một dự án. Những người đã từng thực hiện nhiều dự án là đội xây dựng và đội viết phần mềm sẽ tập hợp lại và đưa ra phương án. Để xác định phải làm như thế nào trong một xã hội mới, có bốn tuyên ngôn lớn nhất. Thứ nhất họ sẽ chú trọng tới cá nhân và sự tương tác hơn là những quy trình và công cụ khô khan. Thứ hai là một phần mềm chạy tốt sẽ có những văn bản hoàn chỉnh, hoàn thiện và hợp tác với khách hàng.
Đối với những người làm dự án sản phẩm mới, ví dụ như trong ngành giáo dục, chưa biết đến phần mềm, chưa có đề bài thực sự rõ ràng hoặc đề bài bị thay đổi liên tục. Chúng ta thành lập một dự án từ đầu năm thì đến giữa năm có thể chính sách đã thay đổi, môi trường thay đổi hoặc là thiên tai, dịch bệnh, khiến dự án có thể có rủi ro.
Vậy thì làm thế nào để giảm thiểu được rủi ro? Đấy chính là phương pháp làm việc linh hoạt, chúng ta thích ứng với tất cả thay đổi thì sẽ chia nhỏ các phần dự án và bàn giao lần lượt từng phần. Thử nghiệm từng phần và chúng ta sẽ biết được sai sót sớm, rút kinh nghiệm và bổ sung.
Như trong ngành hàng gia dụng này, chúng ta phải biết thiết kế. Sẽ bắt đầu từ bước nhận yêu cầu thiết kế, thiết kế bất động 1-2 tháng sau đó làm khuôn và lắp mẫu thử nghiệm. Để chạy hết tất cả các công đoạn mất khoảng sáu tháng, khi thử nghiệm dự án mà khách hàng có yêu cầu thay đổi, ta hoàn toàn phải phải quay lại từ đầu bước đầu.
Thế nên để tránh việc làm lại toàn bộ thì khi áp dụng có sai sót vẫn làm lần lượt từng bước như thế nhưng chúng ta sẽ làm nó rất nhanh. Ở trong cùng một khoảng thời gian thay vì việc trong vòng khoảng sáu tháng đến một năm ra một sản phẩm thì mỗi vòng như thế chúng ta chỉ cần thực hiện toàn bộ một bước. Thay vì việc chúng ta thực hiện một vòng sáu tháng thì chỉ cần thực hiện sáu vòng một tháng.
Nếu không cập nhật kịp thì phải tăng tốc, cập nhật và bàn giao sản phẩm hàng tuần. Vì trong quá trình thực hiện sẽ bắt đầu vào việc lập kế hoạch Spi. Để đảm bảo cập nhật được những thay đổi, những yêu cầu mới của khách hàng thì việc làm như này sẽ có thêm một số đặc điểm nữa, lập nhóm tự chủ, có cùng mục tiêu chung không có phân cấp, không có trưởng nhóm, phó nhóm. Thường được kỳ vọng sẽ có những kỹ năng giống nhau và đủ kỹ năng để thực hiện được tất cả những công việc liên quan. Bên cạnh đó, đây cũng là một hướng để mỗi cá nhân phát triển, tức là học thêm kỹ năng mới trong quá trình làm việc.
Qua bài chia sẻ của anh Vũ Hoàng Minh chúng ta đã thấy được thị trường ngành điện gia dụng hiện nay như thế nào và những cách thức có thể áp dụng để có một chiến lược sản phẩm cho kết quả tốt nhất.