Một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm và các đề xuất nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm trong doanh nghiệp ngành nước (Phần 2)

July 10, 2024

Sau khi điểm qua tình hình phát triển sản phẩm, ông Trần Anh Tuấn đã đưa ra các đề xuất về chiến lược và hoạt động tái cấu trúc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để tối ưu hóa hiệu quả R&D sản phẩm.

Việc đầu tiên trước khi giải quyết hoặc xử lý vấn đề là phải hiểu rõ về vấn đề đó – ở Nova&Co, đó được gọi là cách tiếp cận theo hướng design thinking. Để tìm hiểu nguyên nhân khiến cho hoạt động R&D đang xảy ra không hiệu quả ở một số doanh nghiệp, ông Tuấn chia sẻ rằng sau một thời gian dài nghiên cứu và phỏng vấn rất nhiều người ở những vị trí khác nhau liên quan đến bộ phận R&D, có một số từ khóa hiện lên như:

Tuy nhiên, những yếu tố trên chỉ được xem như là bề nổi, nếu muốn giải quyết triệt để, phải nhìn thấy gốc rễ của vấn đề. Sau khi trải qua nhiều bước sàng lọc, phân tích và truy tìm nguyên nhân, ông Tuấn nhận thấy bốn vấn đề nổi cộm khiến cho R&D chưa thực sự hiệu quả ở một số đơn vị, bao gồm:
– Mindset không đồng nhất
– Quy trình chưa hiệu quả
– Cấu trúc R&D chưa hợp lý
– Thiếu chiến lược chung

Tiếp theo, khi đã nhận diện và hiểu rõ được nguồn gốc của vấn đề, các doanh nghiệp cần phải thực hiện một số kế hoạch và chiến lược:

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần có công tác đào tạo để đồng nhất ngôn ngữ, mindset, cách nhìn về phát triển sản phẩm của những bộ phận liên quan.

Thứ hai: Xây dựng những chiến lược xuyên suốt về sản phẩm – điều này rất quan trọng để hiện thực hóa chiến lược chung của công ty. Chủ đề liên quan đến chiến lược sản phẩm đã được chia sẻ cụ thể trong Tech Series 02, trong doanh nghiệp, có một cỗ động cơ để phát triển toàn bộ sản phẩm mới gọi là driver sản phẩm , bao gồm ba cấp độ từ thấp đến cao: What – How – Why.

  • What (cái gì): Cấp độ đơn giản nhất, sau khi nhận được yêu cầu từ các ngành hàng khối thị trường, bộ phận R&D sẽ lên thiết kế, các giải pháp để có thể chế tạo mẫu.
  • How (như thế nào): Cấp độ cao hơn, liên quan đến quy trình, đó là những câu hỏi về sự phối hợp, tối ưu nguồn lực và tạo ra sản phẩm nhanh nhất.
  • Why (tại sao): Rất ít doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: tại sao làm sản phẩm này, mục đích tạo ra sản phẩm là gì. Để trả lời được câu hỏi đó, các doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược, một danh mục sản phẩm hiệu quả và có những nền tảng cho sản phẩm nhất định.

Không chỉ đưa ra những giải pháp mang tính ngắn hạn, ông Tuấn còn trình bày một số hoạt động chiến lược dài hạn như:

  • Để xác định được hướng đi, chúng ta phải nắm được mục tiêu muốn hướng tới trong tương lai.
  • Nhìn nhận đúng vị trí, năng lực hiện tại của doanh nghiệp, hiểu rõ trạng thái của đối thủ, thị trường… từ đó đưa ra chiến lược cụ thể.

Tiếp theo, giải pháp cho 4 vấn đề nội cộm khiến R&D chưa thực sự hiệu quả ở một số doanh nghiệp cũng được ông Trần Anh Tuấn chia sẻ một cách cụ thể, đó là giải pháp trong việc tái cấu trúc bộ phận R&D. Theo miêu tả một cách sơ lược, mô hình RD hiện đại gồm 3 thành tố:

1. R&D là thuộc Kỹ thuật – công nghệ

2. Quản trị – vận hành

3. Công cụ – số hóa: liên quan đến hệ thống phần mềm, công cụ, quản trị, vòng đời sản phẩm, mô phỏng thiết kế…
Bổ sung cho vấn đề tái cấu trúc, đối với những doanh nghiệp đang làm tốt vì có bộ phận R&D và có các ngành hàng bên khối thị trường yêu cầu về sản phẩm, ông Tuấn chia sẻ có hai phương án để thiết lập mối quan hệ giữa hai mảng này như sau:

Với phương án 1, một số bên sẽ thiết lập bộ phận trung gian tạm thời gọi là phát triển sản phẩm (PD) – đứng ở giữa để điều phối công việc, cụ thể hóa công việc rõ ràng, chi tiết để bộ phận R&D có thể dễ dàng thực hiện sản phẩm.

Với phương án 2, thay vì thiết lập thêm bộ phận trung gian mới, người làm R&D sẽ được bổ sung nhiều kĩ năng của ngành phát triển sản phẩm, từ đó họ có thể xử lý được tất cả yêu cầu của khối ngành hàng. Chúng ta có thể bố trí phương án 2 này theo sơ đồ:

Qua trình bày về chủ đề R&D, một số nguy cơ và vấn đề về R&D cũng như cách xử xử lý những vấn đề đó, ông Tuấn tiếp tục đưa ra những đánh giá về mức độ trưởng thành RD – Sản phẩm của Doanh nghiệp.
Khi nhìn vào một công ty, chúng ta sẽ đánh giá mức độ trưởng thành về R&D của công ty qua hai yếu tố: technical capability – năng lực về kĩ thuật (trục tung) và market capability – năng lực về hiểu thị trường (trục hoành). Đó là hai yếu tố quan trọng sẽ kiến tạo nên hoạt động làm sản phẩm hiệu quả ( bao gồm cả R&D lẫn product – khối thị trường). Những sơ đồ dưới đây chỉ ra 3 mức độ: thấp (low) – trung bình (medium) – cao (high) để đánh giá sự trưởng thành R&D của doanh nghiệp:

Một số công ty sẽ rất giỏi về kĩ thuật, nhưng không hiểu nhiều về thị trường. Vì vậy họ sẽ phù hợp làm OEM hoặc làm linh kiện để cung cấp cho một số đơn vị khác.

Một số công ty khác hiểu thị trường rất tốt nhưng không đầu tư vào kĩ thuật, họ có thể làm trong lĩnh vực thương mại, nhập khẩu OEM về bán.

Sơ đồ này được xem là một hình mẫu lý tưởng: có sự cân bằng giữa technical capability và market capability – công ty vừa có thể tự bán thương hiệu, vừa có năng lực sản xuất.

Từ những sơ đồ trên, các doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng chúng cho những mục đích:

– Đo lường, audit, định vị R&D của đơn vị

– R&D đơn vị đang ở type nào, cấp độ nào

– Xác định hướng dịch chuyển và nâng cấp sản phẩm

Trên đây là toàn bộ nội dung chính mà ông Trần Anh Tuấn đã chia sẻ để chúng ta hiểu thêm về một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm và các đề xuất nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm trong doanh nghiệp ngành nước.

Trước khi kết thúc bài phát biểu, ông Tuấn còn đưa ra một số khuyến nghị dành cho những doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào R&D. Đầu tiên đó là doanh nghiệp nên triển khai thăm khám toàn diện hoạt động R&D – Sản phẩm. Tiếp theo là có kế hoạch đo lường, xây dựng bản đồ định vị trưởng thảnh R&D sản phẩm. Cuối cùng là đưa những đề xuất hoạt động tương ứng như:

  • Đào tạo đồng nhất mindset – ngôn ngữ
  • Xây dựng chiến lược và tái cấu trúc ở mức độ phù hợp
  • Dịch chuyển về miền phù hợp định hướng (OEM, thương mại, branded MFG)

Đó là toàn bộ nội dung chính mà ông Trần Anh Tuấn đã chia sẻ để chúng ta hiểu thêm một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm và các đề xuất nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm trong doanh nghiệp ngành nước.
Hy vọng những góc nhìn và chia sẻ của ông Tuấn có thể bổ trợ cho tất cả quý vị nguồn tham khảo để doanh nghiệp có thể vận dụng được vào những công việc thực tế: vận hành bộ phận R&D, phát triển sản phẩm một cách hiệu quả hơn.

Ông Trần Anh Tuấn – chuyên gia Phát triển sản phẩm và vận hành R&D doanh nghiệp/ Founder Meslab đã có những chia sẻ và đề xuất thiết thực trong bài “Một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm và các đề xuất nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm trong doanh nghiệp ngành nước” tại Tech Series 03.
Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam, MES LAB đã và đang là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thiết lập, vận hành và tái cấu trúc hoạt động Nghiên cứu & Phát triển, cùng phát triển sản phẩm.

Nếu bạn quan tâm đến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hướng dẫn và cung cấp thông tin cụ thể!
Phone: 0917 519 900 (Ms. Thùy) hoặc 0934 471 100 (Ms. Huệ)
Email: meslab@meslab.vn
Forum: https://meslab.org/forums/tech-series-ts.1097/

MES LAB

MES LAB là tổ chức mang sứ mệnh phục vụ kết nối và truyền tải thông tin hiệu quả trong cộng đồng Kỹ thuật & Công nghiệp Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Don't Miss

[MTA HANOI 2024] Nâng cao năng lực ODM: Chìa khoá cho mô hình gia công chế tạo cạnh tranh và có giá trị cao

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và áp lực cạnh

[AUTOMATION WORLD VN 2024] Xu hướng dịch chuyển từ gia công OEM sang ODM bằng cách Nâng cao năng lực R&D

Automation World Vietnam 2024 là một trong những sự kiện

[Tech Series 04] Nước Hydrogen và Ion kiềm trong Megatrend “Sống khoẻ” – Giải pháp công nghệ và thiết kế sản phẩm cho máy lọc nước gia đình

Trong thời đại mà “sống khỏe” trở thành một megatrend,

Gói đồng hành huấn luyện phát triển sản phẩm mới

“Kiến tạo cách thức tổ chức hoạt động R&D/ Phát

Chương trình “NPD8 – New Product in 8 weeks” của Meslab

Tháng 07 này, Meslab chính thức ra mắt chương trình

Thông báo đăng ký Seminar và Workshop về In 3D và R&D tại triển lãm MTA Việt Nam.

MTA Việt Nam là sự kiện chuyên ngành sản xuất

CẢM ƠN SÂU SẮC ĐẾN CÁC ĐỐI TÁC CÔNG NGHỆ ĐÃ GÓP PHẦN CHO THÀNH CÔNG CỦA TECH SERIES 03 2024!

BTC Tech Series 03 xin gửi lời tri ân sâu

PICOGRAM – Better Future, Rich Life – Thương hiệu máy lọc nước tới từ Hàn Quốc

Với mục tiêu kiến tạo cuộc sống giàu mạnh và

Chân thành cảm ơn các quý khách mời đã góp phần làm nên thành công của Tech Series No.2

Sự kiện đã diễn ra suôn sẻ và thành công

“FPT tự tin có đủ năng lực làm chủ trong lĩnh vực công nghệ chip”

Từ khi xuất khẩu chip lần đầu vào tháng 9/2022,